Thứ Sáu, 20 tháng 12, 2013

“Chợ lạc xoong Sài Gòn”

Giữa các khu chợ chính danh rất bình thường và quen thuộc ở mỗi phường, mỗi quận, Sài Gòn còn có nhiều con đường bán hàng tự phát rất thú vị. Đó là nơi tề tựu của tất cả các mặt hàng second-hand không chỉ là quần áo, là đầu mối của mọi vụ cướp giật, trộm cắp, là nơi mà bạn có thể tìm được rất nhiều món hàng hay ho không đụng hàng.
Và bây giờ là một ngày của 19day trên các khu chợ lạc xoong.

Địa điểm 1: Chợ Hoàng Hoa Thám

Đây là khu chợ vốn đã rất nổi tiếng trong giới sidaholic với các sạp đồ sida cao ngất, giá rẻ bèo. Nhưng 19day không tới đây chỉ vì quần áo. Ngay bên hông chợ, có một sạp hàng cực hay ho – nơi mà bạn của thể mua tất cả những thứ gì được đặt trong cửa hàng – kể cả quạt trần!
01
Chủ cửa hàng là ngoại Quang, một người cao niên rất thức thời. Không những bán đồ qua tay, ngoại còn có riêng slogan cho mình: Mua những gì người ta chán, bán những gì người ta cần.

02
Ngoại Quang
Hầu hết các mặt hàng ở đây đều được thu mua từ các gia đình khá giả khi chuyển nhà, các hàng quán thanh lý nội thất. Ngồi ở đây một lát, bạn sẽ dễ dàng gặp được những cảnh mua bán rất nhanh của chủ tiệm và các chị thu mua ve chai. Vốn đã quen, nhắm thấy món hàng còn sử dụng được hoặc bán lại cho người khác, các chị đều mang sang để lại cho ngoại. Các mặt hàng vì thế cũng rất đa dạng.
03
Cửa hàng muốn cái gì cũng có
Bắt đầu công việc bán buôn với một tiệm nhỏ ở vệ đường, chuyên bán các món đồ lưu niệm của Tây Tàu, ngoại Quang hiện tại đã mở được 3 cửa hàng, phải thuê cả người đứng bán. Lớn tuổi nhưng ngoại vẫn rất thức thời, vừa bán vừa tính tiền vừa có thể nói chuyện rất thời sự. Nếu ai đó ghé mua gì ở cửa hàng, nhớ mở bài viết này cho ngoại xem, biết đâu được giảm giá nhiều hơn.
04
Nhiều món hàng rất độc đáo
Tips:
- Đừng chỉ đi mua khi đang cần tìm kiếm món gì đó. Hãy dạo chơi như đi siêu thị, gặp phải đồ hay ho thì mua.
- Món hàng đặc trưng: mỹ phẩm ngoại nhập,nước hoa xịn, chén dĩa, đồ đan – may, đồ làm hand-make, đồ lưu niệm linh tinh độc đáo…
- Giá: Rẻ! Trung bình 20.000-30.000/món. Trừ một số sản phẩm ký gởi. Nhưng chung quy là giá rẻ, ở mức mua về xài không được cũng không tiếc. Nhớ trả giá!

Địa điểm 2: Siêu thị tùm lum Nguyễn Kiệm

Khác với chợ Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Kiệm lại là một con đường nổi tiếng với các mặt hàng điện tử. Nguồn của nó, không đâu khác, là từ tay các thủ phạm trộm, giựt ở đường phố Sài Gòn. Người ta tin tới mức, họ nói với nhau rằng: hễ bị mất điện thoại thì cứ ra Nguyễn Kiệm, nhất định sẽ thấy nó nằm ở đó.
05
Đồ điện tử phơi xác trên đường Nguyễn Kiệm
06
Đây là thiên đường của hàng điện tử second-hand
Các mặt hàng ở con đường này rất phong phú, có cả chiếc điện thoại mới nhất vừa về Việt Nam, cũng có cả những con máy xưa rích, máy ảnh phim đời đầu, vài loại máy móc chưa từng nhìn thấy ở bất kỳ cửa hiệu nào… Nguyễn Kiệm đặc biệt phù hợp với các bạn cần tìm một loại đồ chơi độc đáo hoặc những kẻ vừa bị trấn lột điện thoại trên đường, cần tìm một em khác thay thế để về ra mắt gia đình.
07
Cũng có rất nhiều thứ đồ lạ được bày bán
Ở Nguyễn Kiệm có một cửa hàng mà 19day thường gọi là “Siêu thị tùm lum”. Ở đây, đồ đạc, hàng hóa được chất nguyên một nhà. Muốn tìm gì thì chỉ cần nói, ông bà chủ sẽ moi móc trong đống hỗn độn để làm hài lòng khách. Mọi thứ từ những cái dùng được đến những phế phẩm đều được bày bán: bàn ủi, bếp từ, xe đạp, xe máy, salon, ghế gỗ… Với một số món hàng hiếm thì bạn có thể ‘oder’ với chủ tiệm, vài ngày nữa ghé lại cũng dễ dàng có được thứ mình muốn.
08
Siêu thị tùm lum
Tips:
- Nếu mua đồ điện tử, cần nắm đầu một bạn chuyên gia theo. Coi chừng vớ phải hàng có hạn sử dụng vài ngày.
- Con đường này thường xuyên bị dân phòng hốt, muốn đi mua phải coi ngày.
- Người bán hung hãn, cẩn thận cái mồm. Được thì mua, không thì cũng đừng chê bai.
- Giá: tùy vào nhan sắc và độ búng ra sữa của bạn. Phải trả giá. (Người viết từng mua trả giá một chiếc nhẫn đồng từ 80.000 xuống còn 20.000)

Địa điểm 3: Giao lộ Lê Thị Hồng Gấm – Phó Đức Chính

Đây là một trong những địa điểm gần trung tâm thành phố nhất nên địa bàn hoạt động cũng rất eo hẹp. Người ta đồn rằng, hầu hết các mặt hàng ở đường này đều có nguồn từ Bùi Viện – Phố Tây mà ra. Những món hàng vì thế cũng lắm màu sắc và cực kỳ Tây Tàu.
09
Các món hàng hay ho nhất ở đây chủ yếu là phụ kiện linh tinh từ các vụ cướp giựt
Nhưng để nói có mua được gì ở con đường này không thì 19day chịu thua. Hên xui đúng nghĩa! Vài người bán ở đây, vui thì đi bán, buồn thì ở nhà chơi với chồng con. Cũng vì là đường ở Quận 1 nên chuyện bị dân phòng rượt càng thường xuyên hơn. Chính vì thế, người đi mua dễ gặp cảnh, hôm thì rôm rả, hôm lại vắng toe. Kể một cách đầy đủ nhất thì ở đường này, bạn có thể tìm được những chiếc điện thoại cũ giá tốt, giày hiệu giá chợ, vài món hàng lưu niệm cực độc, mắt kính, bóp, nịt xịn…
10
Người mua cần biết phân biệt đồ xịn và đồ Tàu
Lưu ý: Các sạp ở đường này thường trộn lẫn đồ hiệu và đồ chợ với nhau, nếu muốn mua không bị hớ, bạn phải check kỹ hoặc dắt theo một bạn trẻ rành rỏi. Và nữa, nhiều khi người bán cũng không ước lượng được giá trị thực của món hàng, nên nếu may mắn, người mua sẽ như cô bạn của tôi, vớ được đôi Dr.Martens xịn chỉ 200.000.
11
Một góc mua bán của đường Lê Thị Hồng Gấm
Tips:
- Như trên, đi mua đồ nhớ coi ngày. Đi dạo Quận 1 thì ghé chạy xoẹt qua, coi có đồ hay ho thì hốt liền.
- Trả giá thiệt gắt!
- Đừng tỏ ra quá phấn khích khi tìm được hàng ưng ý, người bán sẽ vin vào đó mà cò cưa với bạn. Phải luôn lạnh lùng!
- Tầm 4-5h chiều là giờ đẹp nhất để dạo đường này.

Địa điểm 4: Đường 3/2 (đoạn 3/2 giao với Lý Thường Kiệt)

Khác với các khu chợ tự phát ở trên, đoạn đường 3/2 có bán đồ lạc xoong rất ít và ngắn. Thông thường chỉ có tầm 5-7 sạp hàng nhỏ lồi sụt ở gần ngã tư giao với Lý Thường Kiệt. Trước kia, ở đây bán rất nhiều hàng điện tử qua thời. Nhưng sau khi trên chính đường 3/2 mọc lên quá nhiều tiệm bán điện thoại mới cũ, các sạp hàng kia đã tự động trôi về phương trời xa. Chỉ còn một số bác vẫn trụ lại ở đoạn đường này, bày bán cục sạc, xác điện thoại, remote…
12
Các mặt hàng điện tử được bày bán
May mắn thì chúng ta có thể gặp được vài loại máy móc xịn mà cả người bán cũng không biết nó đáng giá thế nào. Với các trường hợp này thì bạn phải nhanh tay nhanh mắt, ngã giá vừa phải và rút lui ngay. Bởi chỉ cần một thằng nhỏ vô duyên gần đó ớ lên một tiếng về giá thị trường của món hàng, là bạn mất cơ hội ngay. Tôi từng được chào bán một chiếc điện thoại HTC One X với giá tầm 3 triệu, sau đó thì bị hụt tương tự. @#$%
13
Việc mua hàng ở các khu chợ này cũng rất hên xui
14
Hàng hóa đa dạng, giá cũng trời ơi đất hỡi
Ở thời điểm hiện tại, trên đoạn đường này, chúng ta có thể mua được vài mặt hàng cực độc để chưng trong nhà hoặc làm quà tặng hầm hố cho papa.Hầu hết các sản phẩm được bán là đồ bằng đồng: tiền cổ, bật lửa kiểu cổ, dao găm được trổ phượng rồng, nhẫn, ống nhòm, cần câu… Vì mấy món hàng này không phổ biến nên người mua thường không nắm được giá cả để đôi co.
15
Có thể dễ dàng tìm được quà tặng cho papa ở đường 3/2
Tips:
- Nhắm mua thì hãy hỏi giá. Đã hỏi giá thì phải trả giá. Hỏi mà không trả bị ăn chửi chắc luôn.
- Rất hay có kiểu: “Mày không mua nổi thứ đó đâu, mắc lắm”. Vậy nên, hãy mặc đẹp, đi xe xịn khi đi mua.

Sài Gòn ly kỳ (phần 2)

1a
2a
3a
4a
fixMinhKhai
6a
7a
8a
9a
Cố vấn nội dung Thư Quán Cội Việt và Sài Gòn Năm Xưa

25 món ăn nhất định phải thử ở Sài Gòn

Nếu như tuần trước các bạn đã được đến 25 nơi tuyệt nhất Sài Gòn thì ở tuần này, 19day sẽ tiếp tục giới thiệu bạn 25 từ khoá tiếp theo của Sài Gòn với một chủ đề rất hấp dẫn: street food! Trong danh sách dưới đây, có những món “chính chủ” là người Sài Gòn, bên cạnh đó cũng không ít món được “biến tấu” lại từ văn hoá ẩm thực của những vùng miền, những nền văn hoá khác nhau. Nhưng xét cho cùng thì điều đó cũng chẳng quan trọng, quan trọng là một khi đã đến Sài Gòn, bạn nhất định phải thử hết chúng!
1
► Gợi ý địa điểm: Bánh tráng trộn chú Viên – Nguyễn Thượng Hiền | Trước cổng ĐH Khoa học tự nhiên | Trước cổng trường Nguyễn Thị Diệu | Quán bánh tráng nhỏ ngay nhà sách Nguyễn Văn Cừ, Q.5

2
► Gợi ý địa điểm: Bánh mì xíu mại Nguyễn Thị Minh Khai | Bánh mì thịt nướng hẻm 37 Nguyễn Trãi | Bánh mì thịt chả Hoàng Hoa.
3
► Gợi ý địa điểm: Bánh bèo bì Bà Ba Lý Thường Kiệt | Dọc đường Trần Mai Ninh, Tân Bình | Bánh bèo Thôn Vỹ – Sư Vạn Hạnh, Q10| Bánh bèo Thanh Nga – Kỳ Đồng, quận 3.
4
► Gợi ý địa điểm: Bất kì đâu tại Sài Gòn!
5
► Gợi ý địa điểm: Cơm tấm Nguyễn Văn Cừ | Cơm sườn 449 An Dương Vương, Q.5 | Cơm tấm Sài Gòn đường Nơ Trang Long | Cơm tấm bò kho Võ Thị Sáu
6
► Gợi ý địa điểm: Phá lấu bờ kè chạy từ ngã 4 Nguyễn Thị Minh Khai | Phá lấu dì Liên – Phan Văn Trị | Phá lấu bên hông trường Marie Curie | Phá lấu quận 4.
7
► Gợi ý địa điểm: Ốc Đào – Nguyễn Thái Học | Ốc Oanh và ốc Tô, Q.4 | Ốc Xuân, Q.10 | Ốc Quang Anh – Tô Hiến Thành, Q.10
8 copy
► Gợi ý địa điểm: Bất kì con đường nào ở Sài Gòn bạn cũng đều có thể dễ dàng bắt gặp những xe hủ tíu như vậy.
9
► Gợi ý địa điểm: Chè Thanh Tâm – Phan Văn Trị, Q.5 | Chè Kỳ Đồng – Q.3 | Chè mâm Sư Vạn Hạnh.
10
► Gợi ý địa điểm: Nước mía 93 CMT8, Q.1 | Nước mía Viễn Đông – góc Pasteur – Lê Lợi.
11
► Gợi ý địa điểm: Bắp xào ở Sài Gòn thường được bán ở những xe đẩy chứ không có hàng quán cố định. Vì vậy nên cũng khá hên xui. Tuy nhiên có một nơi bán bắp xào cố định khá nổi tiếng đó là hồ Con Rùa, bạn có thể thử!
12
► Gợi ý địa điểm: Bánh bèo Mười Xiềm | Bánh xèo Đinh Công Tráng | Bánh xèo Ngọc Sơn.
13
► Gợi ý địa điểm: Phở Phú Vương – Lê Văn Sỹ | Phở gà Trần Cao Vân | Phở Lệ – Võ Văn Tần | Phở Tàu Bay – Lý Thái Tổ.
14 copy
► Gợi ý địa điểm: Phố gà nướng Lê Quang Định | Xiên Khè gần bờ kênh Nhiêu Lộc | Quán An Tư – Lê Quang Định | Quán xiên nướng kiểu Nhật góc đường Trần Định Xu – Nguyễn Trãi.
15
► Gợi ý địa điểm: Há cảo Thọ Phát – Nguyễn Tri Phương | Há cảo xíu mại Cô Giang | Khu Bàn Cờ gần Lý Thái Tổ.
16
► Gợi ý địa điểm: Kem nhãn Đinh Tiên Hoàng | Kem tươi Khánh Như – Đinh Tiên Hoàng, Q.1 | Kem chiên Hải Thượng Lãn Ông | MOF
17
► Gợi ý địa điểm: Lẩu mắm Lý Chính Thắng | Lẩu ghẹ Góc Xưa – Điện Biên Phủ | Lẩu cá kèo Huỳnh Mẫn Đạt, Q.5 | Phố Lẩu Lê Bình – Tân Bình| Lẩu cá kèo Bà Huyện Thanh Quan.
18
► Gợi ý địa điểm: Tào Phớ Sài Gòn – Nguyễn Đình Chiểu, Q.3 | Tàu hủ ngay ngã 3 Bùi Viện – Đỗ Quang Đẩu | Ú Nu Tào Phớ – CMT8| Tàu hũ đá góc Lý Tự Trọng và Lê Thánh Tôn
19
► Gợi ý địa điểm: Ngã tư Hoà Hảo – Ngô Quyền | Chợ Nguyễn Văn Trỗi – Lê Văn Sỹ, Q.3 | Chợ Hạnh Thông Tây – Gò Vấp
20
► Gợi ý địa điểm: Khu trái cây dĩa đường Nguyễn Trãi| Sinh tố Lý Chính Thắng.
21 copy
► Gợi ý địa điểm: Bột chiên Đạt Thành, Võ Văn Tần| Bột chiên chợ Lớn, quận 6.
22
► Gợi ý địa điểm: Gánh súp đối diện NYDC nhà thờ| Súp cua óc heo Dũng gần trường Chi Lăng Q4|
23
► Gợi ý địa điểm: Cơm cháy chà bông Như Lan| Cơm cháy chà bông cuối đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa| Cơm cháy khu chợ Cây Thị, Bình Thạnh.
24 copy
► Gợi ý địa điểm: Nguyên một con đường Lê Thị Riêng , quận 1. Tha hồ lựa.
25
► Gợi ý địa điểm: Khu bún thịt nướng Chấn Hưng Bắc Hải| Bún thịt nướng Bà Tám quận 3.
NHẬT CHUNG – LỜ NỜ TỜ
Nguồn: 
http://www.19day.info/25-mn-nhat-dinh-phai-thu-o-si-gn/

Sài Gòn đã qua ngày sợ hãi

Cứ mỗi năm vào những ngày mừng Lễ Quốc Khánh, Facebook của tôi lại tràn ngập những lời cảnh báo rằng hãy cẩn thận khi ra đường vì một lượng lớn những phạm nhân đã trở về nhà. Tôi đem nỗi sợ hãi của mình ra kể với bà ngoại, tuổi đã ngấp nghé bát tuần. Bà nghe xong chỉ tặc lưỡi bảo rằng: “Nếu chúng nó sống ở Sài Gòn cách đây vài chục năm chắc không dám ra đường luôn quá! Ít nhất bây giờ không phải sợ…chết hằng ngày nữa.”
5274361766_445dc03cf9_z1

Đã có thời sống trong sợ hãi

Tôi đã nghe nhiều câu chuyện về Sài Gòn trong những năm tháng xưa cũ từ sách báo hoặc qua lời kể của những người già trong gia đình. Thời Sài Gòn được ví là Hòn Ngọc Viễn Đông, thời phồn vinh đến mức người Thái phải sang đây để học hỏi thì đâu đó trong lòng người thành phố vẫn còn ngấp nghé sự sợ hãi. Nỗi sợ hãi của mỗi người đều khác nhau, nhưng đều xuất phát từ một nguyên nhân là cuộc chiến ngoài kia chưa kết thúc. Dù người Sài Gòn thời ấy có một cuộc sống no đủ, đi học, đi làm, ăn ngon, mặc đẹp nhưng rốt cuộc thì họ cũng phải đối mặt với sự thật là không biết ngày mai sẽ xảy ra chuyện gì với mình.

826581901-1
Đường Đồng Khởi thời ấy vẫn rất yên bình dù cuộc chiến vẫn đang diễn ra
Mẹ tôi vẫn thường hay kể về những ngày thơ bé, đi học rất vui, giải trí cũng thoải mái, nhưng lúc nào cũng sợ hãi khi đọc báo, nghe thấy tin tức về thương vong xung quanh mình. Cái đẹp và sự sang trọng của những nhà hàng dọc đường Đồng Khởi ngày nay, trong những bức ảnh còn lại về Sài Gòn xưa giống như chỉ để che đi nỗi sợ hãi rất tĩnh lặng trong mỗi người thời đó. Vì dù ở trung tâm Sài Gòn rất yên bình, bất kì ai cũng sẽ không biết trước được mình có bị thương bất ngờ hay không. Thời đó, ai cũng có thể sở hữu vũ khí. Và thật không may nếu bạn bị “lạc đạn”. Ở những vùng ven như quận Gò Vấp, Bình Thạnh ngày nay, mọi gia đình đều đã quá quen với những buổi tối không yên tĩnh.
running-away1
Một người khiến tôi nhớ mãi đến tận nay là ông chú ở đầu hẻm, lúc nhỏ đã khiến tôi và đám bạn trong xóm sợ chết khiếp. Ông chỉ có một tay, không còn hai chân và phải di chuyển bằng hai chiếc ghế. Không chỉ là sợ thân hình của ông, mà chúng tôi còn sợ đôi mắt sắc lẻm, giọng nói dữ dằn của ông nữa. Người lớn thở dài bảo rằng: “Thời ấy mà xui thì ai chẳng thế!” như đã quá quen thuộc với mất mát. Đối mặt với sinh tử quan trọng hơn cả mưu sinh. Ngoại tôi vẫn còn thở dài khi kể lại chuyện ngày nào trong xóm cũng có ít nhất một gia đình khóc như mưa vì người thân đã không còn.
Live-or-Die1
Vượt lên trên những lo lắng về cuộc sống hằng ngày, nỗi sợ hãi vì thương vong mới là ám ảnh của người Sài Gòn.

Ít ra là chúng ta vẫn đang ở thời bình

Ngày Sài Gòn trong nỗi sợ hãi đã qua rồi! Và thật may chúng ta còn có nhiều mối lo lắng về cuộc sống hơn là sợ…chết hằng ngày như ngày trước. Ít nhất chúng ta có thể tự do đi trên mọi con đường của Sài Gòn mà không sợ viên đạn nào đó bay lạc ra. Ít nhất khi đi nghĩa vụ quân sự, các chàng trai sẽ được học nhiều thứ hơn, về tính kỷ luật, kỹ năng sống, hòa nhập với xã hội rất có ích. Ít nhất chúng ta có thể bon bon chay xe trên đường mà chẳng lo chỗ đấy có gắn…bom hay không.
large1
Có một thời người dân Sài Gòn nơm nớp lo sợ, từ trên báo chí lẫn mạng xã hội đăng tin cảnh giác nạn đâm người để giật ba lô có laptop, túi xách táo tợn ngay ở ngoài đường đông đúc. Có một thời chuyện chặt tay để trộm cắp xe khiến nhiều người rùng mình, ngẩng mặt lên trời ca thán sao cuộc sống đầy nguy hiểm. Rồi cũng có lúc chứng kiến, nghe về những tai nạn giao thông thương tâm khiến ai nấy đều lo lắng khi cầm lái. Nhưng trong những lúc ấy, người ta cũng chuyền nhau những cách cảnh giác, cách đối phó với tội phạm, kêu gọi nhiều người giúp đỡ mình. Sự lan truyền thông tin có thể không giảm đi mật độ tội phạm, nhưng ít nhất có thể khiến chúng ta sợ, và vì sợ nên sẽ trân trọng hơn bản thân mình, tự ý thức về việc bảo vệ mình. Mất mát trong cuộc sống là không tránh khỏi, nhưng bây giờ, chúng ta có quyền quyết định về sinh tử của bản thân. Đó là thứ quý giá nhất mà ở chục năm trước không ai có được.
giat2
Untitled1
Hãy tin Sài Gòn đi!
keep-calm-you-and-i-ll-be-safe-and-sound
Sẽ có người “đập” lại rằng: “Sài Gòn có gì để tin khi chuyện cướp, hiếp, giết,…nhan nhản trên báo,mạng xã hội mỗi ngày?” Đồng ý là chúng ta đang trong thời bình, nhưng dân nhập cư quá đông, đường phố phức tạp, ý thức, văn hóa cư xử kém kéo theo nhiều tệ nạn thì cũng phải sợ hãi khác gì vài chục năm trước đâu? Tuy nhiên, phức tạp không có nghĩa là không “gỡ” được. Cách đây vài hôm, sau khi chứng kiến một vụ cướp ví tiền cùa người khác xảy ra ngay giữa lòng lề đường ở gần sân bay, một chú xe ôm gần đó lập tức quát: “Muốn nó giật nữa sao mà đứng nghe điện thoại hả?” với tôi, lúc đó vẫn chưa hoàn hồn vì vụ cướp. Đọc những bài như “Made in Saigon” từ 19day Team, tôi tin rằng Sài Gòn vẫn luôn gieo niềm tin về lòng tốt, cái thiện giữa người với người lắm! Nghĩ một cách tích cực, chúng ta có thể học tập lẫn nhau về cách cư xử, cách sống, cho đi và nhận lại, chứ không phải là chê bai hay khinh khi.
hu-drink-kingspanoramabar
Người Sài Gòn trong những thập kỷ trước đã sống trong sợ hãi mà không có gì trong tay để bảo vệ mình. Còn ngày nay, chúng ta có rất nhiều thứ: pháp luật, lòng tốt của những người xung quanh, hơn hết là sự cảnh giác của chính chúng ta. Không cần quá nghiêm trọng, chỉ đơn giản là bỏ đồ dùng quý giá vào cốp xe, không dùng điện thoại hay đồ đắt tiền ở đoạn đường đông người, hạn chế đi vào đường vắng,… thì đã phần nào tự bảo vệ được mình. Dù có chuyện không hay xảy ra, ít nhất chúng ta vẫn còn an toàn đứng đây, chứ không phải ở thế giới bên kia.
8033152600_a6cf166c59_z
Sài Gòn chào đón tất cả mọi người từ các vùng khác đến sinh sống. Sài Gòn xem tất cả là người nhà. Vì thế, hãy tin vào “ngôi nhà” và những “người nhà” của mình, là nơi an toàn và đầy yêu thương mà bất cứ ai cũng muốn được ở lại. Sài Gòn không còn sợ hãi, không còn thương vong, không còn giông bão nữa, thì chính là lúc cần xây dựng tinh thần của người Sài Gòn để chúng ta dù có nghe những tin tức không hay, cũng tự nhủ rằng: “Mình đang ở Sài Gòn mà, không sao đâu!”